xổ số miền bắc ngày chủ nhật

PGS-TS Trần Anh Sơn hiện là giảng viên bộ môn c&ocir cisco packet tracer

【cisco packet tracer】Phó giáo sư trẻ từng trượt nguyện vọng 1 vào đại học

PGS-TS Trần Anh Sơn hiện là giảng viên bộ môn công nghệ chế tạo máy,ógiáosưtrẻtừngtrượtnguyệnvọngvàođạihọcisco packet tracer Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

Thủ khoa tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máy

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Sơn đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nay là ĐH Bách khoa Hà Nội), nhưng kết quả không như mong đợi, anh bị trượt. "Thời điểm đó, mình miễn cưỡng đăng ký nguyện vọng 2 vào Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên với tinh thần là năm sau thi lại. Thế rồi sau kỳ học đầu tiên, mình dần yêu môi trường ở đây và bắt đầu toàn tâm toàn ý học tập tại ngôi trường này", anh Sơn nhớ lại.

Phó giáo sư trẻ từng trượt nguyện vọng 1 vào đại học - Ảnh 1.

Tiến sĩ Trần Anh Sơn được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư ở tuổi 34

NVCC

Năm 2011, anh Sơn xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máy. Sau đó, anh làm việc tại một doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tại tỉnh Hưng Yên với mức lương cao. Song sau 1 năm làm việc, anh cảm thấy nhớ ngôi trường mình từng gắn bó và hơn hết là bản thân muốn chia sẻ, truyền đạt nhiều hơn đến các bạn trẻ. Anh đã ứng tuyển và trở thành giảng viên của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Đến năm 2014, anh hoàn thành chương trình đào tạo và lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật cơ khí tại chính ngôi trường đang giảng dạy.

Năm 2017, anh Sơn đã trả lời phỏng vấn trực tiếp với GS Te-Hua Fang, một GS nổi tiếng của Đài Loan về lĩnh vực vật liệu nano trong cơ khí. Anh được nhận học bổng toàn phần từ Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Cao Hùng (Đài Loan). Sau 3 năm học tập trung, anh tốt nghiệp loại xuất sắc và lấy bằng tiến sĩ kỹ thuật cơ khí. Anh trở về VN và tiếp tục giảng dạy tại Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

Nói về lý do lựa chọn theo đuổi lĩnh vực cơ khí, PGS-TS Trần Anh Sơn cho hay: "Mình theo đuổi lĩnh vực cơ khí vì bản thân rất đam mê khám phá các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật. Đây cũng là một lĩnh vực rất phát triển và đang có nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao".

Theo PGS-TS Trần Anh Sơn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 2 nhiệm vụ quan trọng của giảng viên ĐH. Hiện anh là thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu mạnh "Vật liệu nano và ứng dụng".

"Các kết quả nghiên cứu của mình được cập nhật, đưa vào bài giảng chuyên ngành có liên quan, sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những học phần trong chương trình đào tạo thuộc Khoa Cơ khí. Mình luôn đồng hành, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, giúp các bạn tiếp cận sớm với phương pháp và tư duy nghiên cứu. Mình cũng thường xuyên được mời tham gia phản biện các bài báo khoa học cho các tạp chí uy tín trong và ngoài nước", anh chia sẻ.

Các nghiên cứu mới trong lĩnh vực cơ khí

Các nghiên cứu trong thời gian qua của PGS-TS Trần Anh Sơn tập trung theo 2 hướng chính, bao gồm: nghiên cứu tính chất cơ học và cơ chế biến dạng, phá hủy của vật liệu cơ khí (nano) dưới các tác động cơ học khác nhau; nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến quá trình gia công cơ khí.

Phó giáo sư trẻ từng trượt nguyện vọng 1 vào đại học - Ảnh 2.

PGS-TS Trần Anh Sơn(trái)chụp ảnh cùng GS Te-Hua Fang

Công trình nghiên cứu mà PGS-TS trẻ tâm đắc nhất chính là bài báo quốc tế uy tín ISI đầu tiên của anh được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Materials Research Express. "Đây không phải là công trình xuất sắc nhất nhưng nó mang lại nhiều kỷ niệm và kinh nghiệm nhất cho mình. Với 12 lần bị từ chối đăng từ các tạp chí chuyên ngành, công trình này đã phá kỷ lục về số lần gửi bài và cũng làm mình điêu đứng nhất. Tuy nhiên sau những thất bại đó, mình đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, hiểu rõ thế nào là nghiên cứu chuyên sâu. Đó cũng là nền tảng để mình thực hiện các nghiên cứu về sau dễ dàng, chu đáo và hoàn thiện hơn", anh nói.

Để tiếp cận hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học, PGS-TS Trần Anh Sơn cho biết bản thân luôn cập nhật thông tin, kiến thức có liên quan vì công nghệ trên thế giới đang phát triển từng ngày, từng giờ.

Chia sẻ về việc được phong học hàm, PGS-TS Trần Anh Sơn cho biết: "Mình cảm thấy rất vinh dự, tự hào và biết ơn".

Theo PGS-TS Trần Anh Sơn, lĩnh vực cơ khí nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng đang phát triển không ngừng, đồng thời cần lực lượng nhân lực rất lớn. "Các bạn trẻ cần trang bị cho mình tâm thế sẵn sàng, mục tiêu, chí hướng rõ ràng. Nếu chúng ta chuẩn bị được các yếu tố trên thì việc tiếp thu kiến thức liên quan trong lĩnh vực cơ khí là vô cùng đơn giản. Đặc biệt, cơ khí không chỉ dành riêng cho phái nam, mà các bạn nữ cũng có thể học tập rất tốt", vị PGS-TS này nói thêm.

Trong thời gian tới, PGS-TS Trần Anh Sơn sẽ tiếp tục nỗ lực theo đuổi sự nghiệp giảng dạy, đam mê nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức, đóng góp cho nhà trường và xã hội.

PGS-TS Trần Anh Sơn đã công bố 34 bài báo khoa học, trong đó có 25 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín bao gồm 22 bài báo khoa học - ISI (9 bài Q1, 12 bài Q2, 1 bài Q4) và 3 bài báo khoa học - Scopus; Chỉ số H-index: 10, tổng số trích dẫn: 240.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap